Cập nhật nội dung chi tiết về Bán Mỡ Cá, Dầu Cá Tra Phục Vụ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
Bán Mỡ cá, Dầu Cá Tra Phục vụ sản xuất thức ăn chăn nuôi
Giá: 789.000
Điện thoại: 0984441639
Địa chỉ: quốc lộ 80, an thạnh, bình thành, lấp vò, đồng tháp
Ngày đăng: 31/12/2019 13:14:39
Thông tin sản phẩm
Công ty Cổ Phần Dầu Cá Châu Á (Asia Fish Oil Corporation – AFO) là công ty thành viên của Tập Đoàn Sao Mai An Giang. Được thành lập 02/07/2010 được xây dựng trên diện tích 3.78 Hecta tại CCN Vàm Cống, Ấp An Thạnh, Xã Bình Thành, Huyện Lấp Vò, Tỉnh Đồng Tháp. Với tổng vốn điều lệ 120 tỷ đồng, công nghệ nhập khẩu 100% từ Châu Âu, công xuất 200 tấn/ ngày đảm bảo nguồn cung ổn định cho khách hàng. Quy trình khép kín từ khâu nguyên liệu đến thành phẩm, đảm bảo đáp ứng các tiêu chí vệ sinh an toàn thực phẩm. AFO có các giấy chứng nhận FSSC22000, Halal, TS570 (Xuất khẩu). Dầu cá – mỡ cá có màu vàng sậm, có mùi đặc trưng từ cá, chứa các thành phần dinh dưỡng Omega 3,6,9 cùng với vitamin E tự nhiên, được ứng dụng trong các ngành công nghiệp, Mỡ cá tra, cá basa chứa 90 – 98 % triglyceride, là ester của các acid béo và glycerin. Ngoài ra còn có các màu, chất mùi, các vitamintan trong dầu như A, E, D… * Các dòng sản phẩm của AFO: + Stearin bán thành phẩm (Mỡ cá đặc), Olein Bán thành phẩm (Mỡ cá lỏng), phụ phẩm FFA: Dùng phối trộn nguyên liệu thức ăn chăn nuôi, Bio, bôi trơn máy móc ngành công nghiệp…. + Stearin thành phẩm: Công nghệ làm bơ, Shorterning, margarine, làm bánh, nến…. + Olein thành phẩm: dùng trong các bếp ăn công nghiệp Các chúng tôi có nhu cầu hay cần thông tin về sản phẩm, test mẫu vui lòng liên lạc theo thông tin. Lê Duy Anh – Số điện thoại 098 444 1639 – Email leanh.tnh@gmail.com
Nuôi Cá Rô Phi Phục Vụ Xuất Khẩu
Nuôi cá rô phi phục vụ xuất khẩu
Hiện nay tổng giá trị thương mại của ngành hàng cá rô phi trên toàn cầu đạt 13 tỷ USD/năm và ước tính sẽ tăng lên 20 tỷ USD vào năm 2030. Trung bình mỗi năm, người Mỹ và Châu Âu dành 2 tỷ USD để mua cá rô phi. Nhu cầu tiêu thụ ngày càng tăng lên (13%/năm) và giá xuất khẩu mặt hàng này cũng có xu hướng tăng, đây là tiềm năng rất lớn cho các doanh nghiệp nuôi trồng thủy sản tại Việt Nam.
Nắm bắt được tiềm năng xuất khẩu cá rô phi, Tập đoàn Mavin đã đầu tư Trang trại nuôi trồng thủy sản xuất khẩu tại hồ thủy điện Hòa Bình ứng dụng công nghệ hiện đại, quy trình bài bản cho chất lượng cá tốt nhất, đáp ứng yêu cầu của các thị trường Mỹ và Châu Âu.
Trung tâm nuôi trồng thủy sản xuất khẩu của Mavin được cấp giấy phép từ năm 2018, được đầu tư theo hướng hiện đại và chuyên nghiệp với công nghệ nuôi lồng tròn NaUy. Mỗi lồng có công suất 50 tấn cá/vụ, tổng công suất của cả farm nuôi có thể cho 10.000 tấn cá/năm.
Mavin là Công ty đầu tiên tại Việt Nam có thể khép kín chuỗi giá trị trong nuôi trồng thủy sản, chủ động hoàn toàn vùng nguyên liệu gồm:– Con giống nhập khẩu được chọn giống qua 25 thế hệ, đa tính trạng đảm bảo chất lượng cá thể tốt nhất– Thức ăn chăn nuôi được chế biến tại Nhà máy thức ăn thủy sản của Tập đoàn Mavin đảm bảo chất lượng và an toàn– Môi trường nuôi lý tưởng, nguồn nước sạch của hồ chứa giúp cá không có mùi tanh của bùn.
Phóng sự “Nuôi cá rô phi xuất khẩu” được phát sóng vào lúc 18h45 ngày 10/1/2020 trên kênh Truyền hình Nông nghiệp VTC16 giới thiệu chi tiết và đầy đủ nhất về công nghệ nuôi trồng cá rô phi của Tập đoàn Mavin tại hồ thủy điện Hòa Bình, địa phận thôn Dưng, Đà Bắc.
Feedkind, Nguồn Thức Ăn Thay Thế Bột Cá Trong Chăn Nuôi Và Thủy Sản
Tôm chân trắng ăn một chế độ ăn bao gồm một protein vi sinh mới đã được chứng minh là phát triển tốt hơn so với tôm được ăn thức ăn có nguồn gốc từ bột cá. Vì vậy, Công ty Calysta, Inc ngày 15/8/2017 công bố rằng tôm được ăn một chế độ ăn bao gồm protein FeedKind có tỷ lệ sống sót và tăng trưởng tương đương hoặc cao hơn. Protein này là một thành phần dinh dưỡng tự nhiên, bền vững và có thể truy xuất nguồn gốc cho gia súc, thủy sản và vật nuôi.
Cuộc thử nghiệm này là nghiên cứu đầu tiên của Calysta về nuôi trồng thủy sản nước ấm, và là một bước đi vào thị trường thức ăn tôm toàn cầu 6 triệu tấn. Cuộc thử nghiệm được thực hiện tại Đại học Auburn, kết hợp với Đại học Texas A & M.
Tiến sĩ Josh Silverman, người sáng lập Calysta và Giám đốc Sáng tạo và Sản phẩm, cho biết: “Đây là một sự mở rộng đáng kể cơ hội thị trường toàn cầu cho FeedKind. FeedKind đang được phát triển để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng về thực phẩm và thức ăn chăn nuôi, và cuộc thử nghiệm này cho thấy tiềm năng của FeedKind trong việc cải thiện các chế độ ăn cho một số loài thủy sản nuôi đầy thử thách nhất trên thế giới. Các kết quả này cho thấy protein FeedKind có thể cải thiện đáng kể các loại thức ăn nuôi trồng thủy sản hiện tại, tạo ra những kết quả có thể so sánh hoặc tốt hơn đồng thời giảm được tác động môi trường tổng thể và cải thiện khả năng truy xuất nguồn gốc và kiểm soát chất lượng trong chuỗi cung ứng”.
Ronnie Tan, thành viên của Ban Cố vấn Calysta và Phó Chủ tịch Blue Archipelago, doanh nghiệp tôm lớn nhất Malaysia cho biết: “Tôm vẫn là một trong những mặt hàng thủy sản có giá trị nhất trong nuôi trồng thủy sản, với thương mại toàn cầu đạt trên 20 tỷ USD mỗi năm. Các sản phẩm mới như FeedKind sẽ là những thị trường mới quan trọng do nhu cầu nguồn protein mới tăng lên ở các nước đang phát triển”.
FeedKind là một nguồn protein an toàn, bền vững, và không phải là nguyên liệu từ động vật được phép bán ở nhiều quốc gia và cho thấy sử dụng nước ít hơn 77-98% và sử dụng đất ít hơn 98% so với các thành phần khác như các protein đậu tương hoặc lúa mì. Các mẫu thức ăn hiện đang có sẵn cho khách hàng toàn cầu và các đối tác trên thị trường bao gồm Liên minh châu Âu, Hoa Kỳ, Trung Quốc, Nhật Bản, Đông Nam Á và Úc.
Tổng hợp: HNN (theo The Fishsite) Nguồn: Tổng cục Thủy Sản
Nuôi Cá Tra Bằng Thức Ăn Tự Chế
Nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế
Hiện nay, người nuôi cá tra với mật độ cao thường cho cá ăn bằng thức ăn công nghiệp, cá nhanh lớn nhưng giá thành cao do chi phí thức ăn rất tốn. Vì vậy, nuôi cá tra bằng thức ăn tự chế là cách hữu hiệu để giảm giá thành.
Cá tra ăn tạp, rất nhanh lớn và rất dễ nuôi, trong điều kiện nuôi thâm canh chỉ 4-5 tháng là cá đạt trong lượng 1,0-1,2 kg. Cá nuôi lâu năm có thể đạt trọng lượng 10-12 kg/con nhưng vì không kinh tế nên người ta thường bán khi cá đạt trọng lượng 1,0-1,2 kg/con. Cá tra ăn nhiều loại thức ăn có nguồn gốc động vật và thực vật. Mùa vụ sinh sản của cá tra trong tự nhiên vào tháng 5-6 âm lịch hằng năm. Cá đẻ một lần trong năm, bãi đẻ thường trên phần sông MêKông thuộc địa phận Campuchia. Trước đây khi mà con cá tra chưa được sinh sản bằng phương pháp nhân tạo thì nguồn giống cá tra giống chỉ được bắt ở dưới sông, khu vực giáp ranh với nước bạn.Chuẩn bị ao nuôi: Ao nuôi cá cần gần nguồn nước ngọt để khi cần lấy nước và rút nước được dễ dàng. Ao có hình chữ nhật, diện tích ao nuôi có thể biến động từ vài công (mỗi công = 1.000 m 2) đến vài ha tùy theo khả năng nuôi và diện tích sẵn có, nhưng thích hợp nhất là từ 1.000-1500 m 2, chiều sâu 1,5-2,5 m. Bờ ao cần cao hơn đỉnh lũ cao nhất hằng năm 0,5 m nhằm tránh ngập lụt trong mùa lũ. Xung quanh ao đắp thêm bờ đất nhỏ cao thêm 20 cm để ngăn nước mưa tràn xuống làm đục nước ao ảnh hưởng đến hoạt động của cá. Mặt bờ cần trồng rau muống để ngăn sạt lở và làm thức ăn xanh cho cá.Cải tạo ao: Đối với ao đã có sẵn thì cần cải tạo lại ao trước khi nuôi. Cần rút cạn nước, vét bùn ở đáy ao, bón lót vôi khử trùng với lượng 10-15 kg/100 m 2 ao, phơi đáy ao 2-3 ngày, kết hợp dọn sạch cỏ bờ ao, lấp các lỗ mọi rò rỉ và ống bọng (cứ khoảng 200-300 m 2 ao cần một ống bọng lấy nước, đường kính 25-30 cm). Trên bờ ao cũng cần bón vôi với lượng tương tự như dưới ao để ngăn phèn rửa trôi xuống ao. Đối với ao mới đào thì cần phải tiến hành bón vôi theo bờ ao theo từng lớp đất 30-40 kg vôi bột cho 100 m 3 đất và bón đáy ao 20-30 kg/100 m 2. Khi cho nước vào ao cần xác định thường xuyên độ pH, bơm nước cũ bỏ đi và thay nước mới vào nếu thấy pH nước còn quá acid (tức nước bị nhiễm phèn, rất độc cho cá) cho đến khi nào thấy pH bằng 6 -7 mới thả cá con vào ao.Thả cá: Cá giống cần khỏe mạnh và có kích cỡ đều nhau để chúng cùng lớn sẽ tránh được trường hợp cá hại lẫn nhau, mật độ thả 5-7 con/m 2 ao. Thời vụ thả cá tốt nhất là từ tháng 7-9 thì cỡ cá giống từ 10-12 con/kg, nếu thả vào tháng 3-5 thì cá con cần lớn hơn (4-6 con/kg). Cá tra có thể nuôi ghép với các loài cá khác như cá hường, cá mè vinh, cá trê, tỷ lệ ghép là 5-10% tổng số đàn. Kinh nghiệm cho thấy là nuôi cá tra ghép với các loài cá khác sẽ cho hiệu quả kinh tế cao hơn do tận dụng được nguồn thức ăn. Khi thả cá động tác cần nhẹ nhàng tránh làm cá bị thương tổn.Cho cá ăn: Thời kỳ cá còn nhỏ, có kích cỡ từ 10-20 cm cá phát triển mạnh về chiều dài, chưa tích lũy mỡ nên cần cho ăn thức ăn chứa nhiều đạm (30%). Các loại thức ăn cho thời kỳ này là: cá vụn, đầu tôm, các sản phẩm loại của các nhà máy thủy hải sản xuất khẩu, cám, rau muống, bắp, khoai… Lượng thức ăn hằng ngày bằng 5-8% trọng lượng cá. Cần cho cá ăn bằng sàn ăn để biết lượng ăn của cá mà điều chỉnh. Đến thời kỳ cá lớn hơn, từ 25 cm trở đi, cá đã trở sang giai đoạn tích lũy mỡ và tăng trọng nhanh, hàm lượng đạm trong thức ăn thời kỳ này giảm xuống 15-20%. Cho cá ăn một lần/ngày và cần cho cá ăn đến no không ăn nữa thì thôi, thường là lượng thức ăn bằng 4-6% trọng lượng cá. Thành phần thức ăn của cá như sau; 20% rau xanh, 50% cám, 30% cá, ốc, hến, đầu cá… xay nhỏ (nguồn thức ăn động vật có thể trộn với muối để dự trữ cho cá ăn dần). Thức ăn được nấu chín, nhồi dẻo, cho ăn ở dạng viên. Hệ số thức ăn tự chế đối với cá tra trung bình từ 3-3,5. Do đó tùy theo tình hình giá cả thức ăn trên thị trường mà người nuôi có thể tự điều chỉnh cơ cấu thành phần thức ăn sao cho đạt hiệu quả kinh tế cao nhất.Chăm sóc: Kiểm tra nước hằng ngày, nước bẩn sẽ làm cá kém ăn và chậm lớn, thông thường mỗi tuần cần thêm nước vào ao hoặc thay nước mới từ 20-30% lượng nước trong ao và cứ sau từ 1-2 tháng thì người ta nâng mực nước trong ao lên 0,5 m.Phòng bệnh: Cần chú ý những trận mưa đầu mùa, tốt nhất là không nên cho nước mưa này chảy qua bờ xuống ao nhất là với những ao mới đào sẽ làm cho ao bị nhiễm phèn. Pha loãng vôi bột trong nước và lấy nước vôi trong té đều lên mặt ao. Khi thay nước mới vào thì khử trùng nước ao. Phòng bệnh tiêu hóa cho cá bằng Sulphamid trộn với thức ăn: 10g dùng cho 1 tấn cá.
Nguồn: nongnghiep.vn
Bạn đang đọc nội dung bài viết Bán Mỡ Cá, Dầu Cá Tra Phục Vụ Sản Xuất Thức Ăn Chăn Nuôi trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!