Cập nhật nội dung chi tiết về 5 Điều Cực Kỳ Thú Vị Khi Nuôi Cá Rồng mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.
1. Cá rồng- loài duy nhất được gắn chíp điện tử
Trước đây, cá rồng chủ yếu được sinh sản trong tự nhiên nhưng do nhu cầu ngày càng cao của con người nên chúng đã được nhân giống thành công trong ống nghiệm. Cũng nằm trong danh sách những loài vật có nguy cơ tuyệt chủng nên việc nuôi chúng cũng cần được cấp phép. May mắn là ngay sau đó không lâu CITES (Hội nghị Công ước Quốc tế về Giao thương các giống loại Động- Thực vật hoang dã có nguy cơ bị tuyệt chủng) đã cấp phép cho loài này được xuất khẩu đi nhiều nước khác nhau trên thế giới trong đó có Việt Nam.
Nguồn cung cấp cá giống lớn nhất hiện nay chủ yếu là ở các nước Indonexia, Malaysia, Đài Loan…Trong các trang trại nuôi cá rồng, người chủ sẽ bắn vào mỗi chú cá một cái microchip chỉ bằng hạt gạo, trong đó có mã số riêng. Dãy số này được in lên từng tờ Certificate (giấy chứng nhận), có đóng dấu nổi riêng của từng trại như: trại Munjul (Indonesia); trại Xian Leng (Malaysia); trại Mitra (Indonesia)… Sau khi đã được chuyển về Việt Nam, người bán chỉ cần dùng máy dò chíp là tìm ra đúng Certificate của con cá đó. Muốn kiểm chứng xem con cá đó có đúng của trại mình muốn mua không, người chơi chỉ cần vào website từng trại để tra số microchip. Công việc này làm cho công việc kinh doanh cá rồng thuận lợi và dễ dàng hơn, cũng dễ kiểm chứng chất lượng nguồn hàng hơn.
2. Thực hư chuyện phong thủy của cá rồng
Về phong thuỷ, còn có nhiều quan niệm khác nhau về tác dụng trấn trạch của loài cá cảnh này, nhưng theo cách nghĩ truyền thống của người phương Đông, cá rồng với thân hình dài, dáng bơi khoan thai, điềm đạm là biểu hiện cho phong thái quân tử và sự uy nghi của rồng. Vì vậy, người ta thường có thói quen nuôi cá rồng để cầu sự may mắn và thịnh vượng. Cá rồng màu đỏ được quan niệm để tránh xui xẻo, mang lại may mắn. Còn cá rồng vàng, trắng thì được cho là sẽ đem lại tài lộc và sự thăng tiến trong sự nghiệp.
Ngoài ra còn có rất nhiều huyền thoại loài cá này đã được lưu truyền trong cộng đồng cá cảnh. Thực cũng có mà đôi khi hư cấu cũng có, tuy nhiên, lợi ích lớn nhất của việc nuôi cá rồng không phải là gặp vận may hay giải xui mà chính là tạo tâm lý vững chắc cho gia chủ tiếp tục con đường công danh của mình.
3. Bể cá rồng có gì đặc biệt?
Vì cá rồng trưởng thành có thể đạt kích thước hơn 1m nên điều quan trọng đầu tiên khi nuôi cá rồng chính là chọn được kích thước bể phù hợp. Thông thường, người chơi sẽ chọn loại bể dài 1,5m trở lên, chứa được cả khối nước, mới đảm bảo cho cá sinh trưởng và phát triển tốt. Đặc biệt, đối với người chơi khu vực phía Bắc, vào mùa đông, để làm ấm khối lượng nước này lên 28-30 độ C (nhiệt độ thích hợp để nuôi cá rồng) cần tốn một lượng điện năng không hề nhỏ. Vì cá rồng là loài khá khó tính, chỉ có thể nuôi 1 con hoặc cả đàn nên hầu hết những người có điều kiện đều xây bể rộng với chiều dài khoảng 2,5m – được ráp lại từ những tấm kính cường lực dày để cá không vọt ra ngoài. Có không ít người còn đầu tư hẳn bể dài đến 4m để nuôi Bát Long hoặc Cửu Long (8 hoặc 9 con). Do vậy, họ thường thuê kiến trúc sư đến khảo sát địa thế rồi mới dám đặt bể.
4. Thức ăn “độc đáo” của cá rồng
Nếu bạn thực sự chăm chút cho loài cá rồng thì sẽ cần thường xuyên thay đổi khẩu phần thức ăn cho chúng. Tuy cá rồng khá dễ nuôi nhưng thực đơn khoái khẩu của chúng bao gồm: tôm đông lạnh (đứng hàng đầu), rết, chuột bao tử, gián, thạch sùng, lươn, chạch và một loại sâu gọi là “super worm” – dài đến 4-5cm. Có những con rết to dài đến cả chục cm nhưng cá rồng chỉ đớp 1 cú gọn lọn là xong. Nhiều người chơi cũng rất chịu khó đi tìm thức ăn cho cá rồng nhưng các mặt hàng khá hiếm với số lượng ít nên họ còn bổ sung thêm cả chạch cho những bể cá rồng kích thước lớn vì chúng rất háu ăn.
5. Kĩ thuật lên màu “không đụng hàng” của cá rồng
Một trong những công việc khó của nuôi cá rồng chính là để chúng lên màu hoàn hảo nhất. Ngoài chế độ chăm sóc ra, kỹ thuật nuôi cũng rất được chú trọng. Trong tự nhiên, cá rồng thường có màu đỏ hoặc màu vàng rất đẹp, tuy nhiên khi đưa vào bể cá màu sắc của chúng bị biến đổi và không còn rực rỡ như trước. Để khắc phục tình trạng trên, những người chơi cá rồng chuyên nghiệp thường sử dụng một loại đèn trắng, có cường độ ánh sáng gần tương đương, chiếu sáng bể cả ngày lẫn đêm để kích thích cá lên màu. Đối với dòng Huyết long cần “tem đèn” ngang thành bể để kích thích những hàng vảy hai bên thân cá lên viền màu đỏ khi cá đạt kích thước 30cm.
Còn với dòng Quá Bối người ta nuôi con cá ngay từ khi rất nhỏ trong thùng composite trắng và soi đèn từ trên nóc thùng xuống để trong thời lượng 24/24h và kéo dài cho đến khi con cá đạt kích thước chừng 45cm, mới đưa vào bể kính. Trên thực tế toàn bộ quá trình này có thể kéo dài từ 1,5- 2 năm, đủ để phần da màu đen trên đầu con cá biến đổi thành màu vàng – gọi là Quá Bối Đầu Vàng – dòng cá rồng có giá trị thứ 2 chỉ sau Huyết long.
Những điều thú vị đặc biệt ở trên giúp cho bạn hiểu thêm về quá trình chăm sóc cá rồng trong cách chọn mua bể, lựa chọn thức ăn và kĩ thuật lên màu cho cá. Nếu bạn muốn tìm hiểu sâu hơn nữa cũng như có thêm kiến thức thực tế về cách nuôi cá rồng thì Shop cá kiểng hoàng lam là địa chỉ đặc biệt hữu ích khi có đội ngũ nhân viên chuyên nghiệp, giàu kinh nghiệm sẽ nhanh chóng giúp hóa giải những thắc mắc và tiếp thêm niềm đam mê cá cảnh cho bạn!
Những Điều Thú Vị Về Loài Cá Piranha
Cá răng đao là loại cá nước ngọt thuộc họ Characidae, có kích thước lớn, cá trưởng thành có kích thước từ 14 đến 26 cm. Loài cá này đến từ miền Tây Nam Brazil. Piranha là một trong những thành viên thuộc họ Characidae, đây là một họ cá lớn gần 1200 loài gồm nhiều loại cá nhiều người biết đến như cá rìu. Cá piranha thực chất thuộc phân họ Serresalmidae có nghĩa là cá răng cưa, cái tên này được đặt theo đặc điểm của các loài cá có sống bụng sắc, có răng cưa.
Cá Piranha thuộc phân họ Serasalmidae, trong đó họ này được chia thành nhiều chi. Những loài nằm trong chi đầu tiên được cho là Piranha chính hiệu và những loài khác thuộc chi Serrasalmus thường được gọi là Pirambeba. Những người nuôi cá Piranha thường chọn nuôi các loài thuộc 2 chi này.
Các loài thuộc hai chi Pygocentrus và Serrasalmus thường bị nhầm lẫn với nhau bởi sự giống nhau giữa một số loài và việc thay đổi tên khoa học. Ví dụ, loài Pygocentrus nattereri được biết đến là cá Piranha bụng đỏ từng được đặt tên là Serrasalmus nattereri và Rooseveltiella nattereri.
Nhiều phát hiện gần đây về một số loài và phân loài khiến việc đặt tên và phân loại thêm khó khăn. Ví dụ Serresalmus niger thì nay đổi thành Serrasalmus rhombeus và nhiều dấu hiệu cho thấy loài này thực tế mặc dù có bề ngoài giống các loài khác nhưng lại là các loài khác nhau. Hay đối với loài Serrasalmus spolopleura là một nhóm gồm nhiều loài tương tự với những đặc điểm khác biệt như về hình dạng, màu sắc và nơi phân bố.
Ngoài tự nhiên, các loài cá piranha thuộc chi Pygocentrus tụ tập thành bầy lớn và di chuyển trong các con sông ở Nam Mỹ. Điều này tuy không thể tính toán cụ thể trong môi trường nuôi dưỡng nhưng chúng vẫn thể hiện một vài đặc điểm của hành vi hoang dã trước khi chúng được cung cấp điều kiện sống phù hợp.
Đầu tiên, hầu hết các bầy sẽ có một hay vài cá thể đầu đàn, tuỳ theo quy mô của bầy hay còn được gọi là những kẻ dẫn dắt bầy đàn. Mặc dù cá Piranha thường quây quần với nhau nhưng trong thời khắc quyết định cá đầu đàn sẽ thể hiện uy quyền của nó thông qua hành động là ăn đầu tiên hay chiếm và bảo vệ vị trí tốt nhất trong hồ (vị trí có tầm nhìn tốt nhất, vị trí tốt nhất để kiếm thức ăn là dòng nước thổi ra). Thậm chí, con đầu khi thấy sự xuất hiện của bất kỳ thuộc cấp nào ở đó đều được chỉnh đốn ngay lập tức bằng biểu hiện hung dữ, tức đuổi hay thậm chí cắn bị thương.
Nhóm cá Pygocentru sống trong sự sợ hãi và thiếu tin cậy lẫn nhau một cách thường trực, thậm chí ngay khi mọi thứ đều bình thường nhưng chúng luôn có khả năng gây ra những vết thương nghiêm trọng hay thậm chí giết lẫn nhau. Để sống sót, một cá thể luôn phải nhận biết đâu là vị trí của những con khác, tính khí của chúng và chúng có thể làm gì kế tiếp, việc thiếu cảnh giác những con cá trong nhóm này sẽ phải trả giá rất đắt.
Hành vi này có thể giải thích tại sao có nhiều cá piranha trong môi trường nuôi dưỡng trở nên nhợt nhạt và nhút nhát mặc dù chúng từng rất đẹp. Chỉ một lúc không cẩn trọng có thể trả giá bằng cả mạng, điều này còn nghiêm trọng hơn ngoài thiên nhiên, nơi cá piranha là thức ăn của rất nhiều loài săn mồi như cá sấu, cá heo nước ngọt và những loài cá săn mồi kích thước lớn hơn cá piranha. Thậm chí, cá piranha còn ăn thịt lẫn nhau, đặc biệt là giữa cá con và trong mùa khô hạn khi lượng thức ăn trở nên khan hiếm và bầy cá bị kẹt trong những vũng nước nhỏ.
Tuy nhiên, có một số ngoại lệ như Serrasalmus spilopeura, Serrasalmus maculatus, Serrasalmus geryi, cá piranha thuộc chi Serrasalmus là những loài cá sống đơn độc. Chúng không chấp nhận cá khác sống cùng hồ , chúng rất hung dữ và bảo vệ lãnh thổ cao. Hành vi ngoài tự nhiên của loài này chưa được nghiên cứu đầy đủ nên đa phần chưa được biết đến.
Những gì mà con người biết đó là loài Serrasalmus rhombeus đôi khi di chuyển và tìm kiếm thức ăn theo những đàn tạm thời ngoài tự nhiên nhưng chúng vẫn chuộng lối sống đơn lẻ. Điều này có lẽ bị ảnh hưởng bởi yếu tố môi trường như song cạn nước vào mùa khô khiến các loài piranha phải sống chung trong một không gian chật hẹp hay trong mùa sinh sản.
Nguồn thức ăn chính của các Piranha là cá. Chúng săn mồi bằng cách săn đuổi hay rình mồi. Bên cạnh cá, chúng còn ăn cả côn trùng, động vật giáp xác, chim con rơi xuống nước và đôi khi cả động vật có vú, bò sát và lưỡng cư. Bất cứ thứ gì lôi cuốn sự chú ý của chúng khi đói khát mà không kịp thoát ra khỏi nước thì chúng đều lao vào ăn.
Bầy cá Piranha nằm bất động dưới những cái cây có chim đang làm tổ, bằng cách nào đó, chúng biết được thời điểm chim con bắt đầu nở. Chúng kiên nhẫn đợi dưới cây chờ chim con rơi xuống theo cách rất giống những con cá sấu hay làm ở khu công viên Florida, Mỹ. Những lúc mồi động vật trở nên hiếm hoi, cá piranha thậm chí còn ăn cả trái cây, vỏ và hạt, điều này cho thấy chúng biết cách linh động thích nghi với mọi hoàn cảnh trong môi trường sống của mình.
Hầu hết những con thú lớn bị cá Piranha tấn công đều là những con suy yếu hay bị thương. Một bầy piranha lớn cũng chỉ tấn công con thú mạnh khoẻ trong những trường hợp đặc biệt như vào mùa khô khi không thể di chuyển và nguồn thức ăn hiếm hoi. Việc cá ăn thịt lẫn nhau trong thời gian này là điều bình thường và tất cả thứ gì rơi xuống nước đều trở thành nạn nhân của loài cá nguy hiểm này.
Đặc biệt trong mùa sinh sản, khi mức độ hung dữ đạt đến đỉnh điểm, bằng việc ăn những con thú yếu ớt, cá piranha có những cách thức kiếm ăn tương tự như những con kền kền, linh cẩu, những lúc này chúng giống như những nhân viên vệ sinh trong môi trường hoang dã. Loài cá piranha bị hấp dẫn bởi cử động đạp nước hay di chuyển của thú bị bệnh. Một khi chúng bắt đầu tấn công con mồi, những con piranha khác sẽ tham gia rất nhanh, chúng lao vào nơi phát ra chuyển động của nạn nhân, máu, tiếng động và sự hỗn loạn gây ra bởi những con piranha điên cuồng đang ăn mồi khác.
Quá trình sinh sản ở tất cả các loài cá piranha không đều đã được biết hết mà chỉ có vài loài được quan sát ngoài tự nhiên. Hầu hết những gì con người biết về quá tình sinh sản của cá piranha đều được quan sát trong hồ nuôi và cho đến nay, chỉ có một vài loài được cho sinh sản thành công. Các loài Pygocentrus nattereri, Serrasalmus maculatus, Serresalmus spilopleura và vài loài mới như Pygocentrus cariba đã sinh sản sản thành công trong hồ nuôi. Ngoài ra, một số loài khác như Serresalmus rhombeus đã sinh sản thành công trong hồ kính công cộng và sở thú.
Về sự sinh sản của loài Pygocentrus nattereri, đây loài được nuôi phổ biến nhất trong hồ cảnh nhưng cũng có thể áp dụng cho những loài khác cùng chi, có thể so sánh cho các chi khác. Mặc dù sự ghép cặp và sinh sản ở chi Serrasalmus có thể khác bởi hầu hết các loài đều sống đơn độc và rất hung dữ ngay cả với chính đồng loại của chúng. Người ta đoán rằng các loài thuộc chi Serrasalmus tiết ra một loại hóc môn để hấp dẫn những cá thể thành thục đến sinh sản và do đó làm giảm mức độ hung dữ.
Việc kích thích sinh sản trong mọi trường hợp là cần thiết. Đầu tiên, môi trường sống cụ thể là hồ nơi những con piranha trong quá trình sinh sản phải thật yên tĩnh. Ngoài ra, các loài cá piranha phải thích nghi với nhau, bầy cá này phải được nuôi chung từ lâu và phát triển các mối quan hệ gần gũi. Ngoài ra, chất lượng nước phải đảm bảo (không có ammoniac, nitrat, độ pH phù hợp và nhiệt độ khoảng 28 độ C. Hồ phải đủ rộng để cá có khả năng bắt cặp và xây dựng lãnh thổ riêng mà không bị tác động quá nhiều. Điều cuối cùng nhưng rất cần thiết chính là sự may mắn trong quá trình kết đôi sinh sản.
Khi cặp cá sẵn sàng đẻ trứng, chúng chiếm một lãnh thổ riêng và đuổi tất cả cá khác đi. Lúc này, cá có màu sẫm lại, hành vi trở nên rất hung dữ. Trong lãnh thổ của mình, cặp cá xây tổ dưới đáy, chúng dọn sạch cây thuỷ sinh và đá bằng cách quẫy lắc đuôi đẩy chất thải ra xa tổ. Khi tổ đã sẵn sàng, cá đực kè cá cái vào phía trên tổ. Về sau, cá cái đẻ trứng ở đó và cá đực nhanh chóng thụ tinh cho trứng.
Sau khi sinh sản, cá đực canh tổ và đuổi tất cả cá khác tiến lại gần. Đôi khi cá cái bỏ đi nhưng cũng đôi khi nó ở lại giúp canh tổ. Trứng thụ tinh có màu vàng sẽ nở sau 2 đến 3 ngày. Noãn hoàng cung cấp dinh dưỡng cho cá con trong vài ngày đầu tiên. Vài ngày sau chúng bắt đầu bơi lội tự do. Điều kiện tốt nhất là nên vớt cá con ra và đem nuôi trong hồ riêng. Vào giai đoạn này, cá bố mẹ vẫn bảo vệ bầy con rất dữ dội vì vậy khi lấy ra phải hết sức cẩn thận khi hút cá con.
Những Điều Thú Vị Về Cá La Hán
Thú chơi cá cảnh đã không còn xa lạ đối với các gia đình và các khu du lịch sinh thái hiện nay.
Những chú cá la hán nhiều màu sắc cùng với chiếc đầu vô cùng ngộ nghĩnh của mình không chỉ làm cho bể cá cảnh thêm sinh động mà còn đem lại may mắn cho con đường sự nghiệp và công danh của bạn. Bởi vậy sẽ không quá ngạc nhiên nếu như những chú cá La hán có mặt trong bể cá cảnh của nhiều gia đình.
Tổng quan về loài cá la hán
Cá la hán có tên tiếng Anh là Flower Horn, thuộc Bộ: Perciformes (bộ cá Vược), Họ: Cichlidae ( họ cá Rô phi). Là một trong những loài cá cảnh nhiệt đới được các nghệ nhân lai tạo từ cá hồng két và cá rô phi. Được gọi với cái tên la hán bởi chúng sở hữu chiếc đầu gù to giống như 1 ông tiên, cùng với màu sắc sặc sỡ ở hai bên hông và là biểu tượng cho sự may mắn và thịnh vượng.
Nguồn gốc: Xuất hiện lần đầu tại các bể nuôi ở Malaysia, sau cuộc thi cá năm 2001, phong trào nuôi cá La Hán ngày càng phổ biến và lan rộng sang các nước Châu Á như Trung Quốc, Đài Loan, Nhật Bản, Việt Nam,….
Thức ăn chủ yếu của chúng thường là tôm tép, ốc, cá con, gan và thịt băm nhuyễn,… Cá la hán sinh sản dễ dàng và được cho nhân tạo trong hồ kính. Là loài cá cảnh dễ nuôi, mạnh khỏe và ít bệnh nên tuổi thọ của chúng khá cao (trên 10 năm), kích thước có thể đạt được là 25-30 cm.
Phân loại: Cá la hán được lai tạo ra có hơn 60 loài nhưng được nuôi nhiều và ưa thích hơn cả là giống cá la hán kim cương, thái đỏ, King Kamfa và King lai…
Đặc điểm của giống cá la hán
Với thân hình lấp lánh nhiều màu sắc cùng với các đầu to gù dị biệt, loài cá này đẹp một cách oai hùng và ngộ nghĩnh, chúng được rất nhiều dân chơi cá cảnh săn lùng.
Cá la hán sinh sản khá dễ nhưng số lượng cá trưởng thành có màu sắc đẹp và chiếc đầu to độc lạ lại rất hiếm, chỉ chiếm số lượng rất nhỏ trong số các loài cá la hán được sinh ra. Khi trưởng thành, những chú cá la hán có thể đạt tới kích thước 25-30cm và được kế thừa nét đẹp ngộ nghĩnh của cha mẹ chúng như đuôi xòe đẹp, vây kéo dài, mắt không to và 2 mang ngắn. Đặc biệt chiếc đầu to dị dạng khiến chúng không bị nhầm lẫn với bất kì một loài cá nào khác. Đây cũng là tiêu chuẩn để đánh giá giá trị của chúng.
Thức ăn và môi trường sống
Cá la hán sống ở mọi tầng nước, nếu như nuôi cá trong bể cần thiết kế bể với độ dài phù hợp: chiều dài khoảng 120cm, thể tích khoảng 250L. Vì đây là loài khá rất khôn và năng hoạt động nên bể cần có không gian rộng với nền đáy trải sỏi kết hợp trang trí đơn giản để thuận tiện quản lý bể.
Nguồn thức ăn vô cùng đa dạng, cụ thể như:
Thức ăn tươi sống: cá hoang dã, tép tươi, cá chép, cá ròng ròng, trùn chỉ, loăng quăng và bobo,…
Thức ăn đông lạnh: tôm tép đông lạnh, trùng đỏ, thịt bò, tìm bò, các loại cá nhỏ như phi lê, basa đông lạnh, ốc bươi vàng, thức ăn tổng hợp xay nhuyễn đông lạnh.
Thức ăn viên: chỉ dùng khi cho cá ăn dặm hoặc khi không có các loại thức ăn khác.
Các loại thức ăn khác: Một số loại thức ăn tươi sống khác cũng có thể dùng làm thức ăn cho cá la hán như gián, dế, cào cào, trứng kiến, sâu bọ, thằn lằn, giun đất… Những loại thức ăn này hầu như không có nguy cơ lây nhiễm bệnh cho cá so với những loại thức ăn có nguồn gốc thủy sản.
Các loài cá la hán phổ biến
Cá la hán được lai tạo với hơn 60 loài, trong số đó có 4 loại được yêu thích và nuôi nhiều nhất tại các bể cá cảnh của các gia đình, khu du lịch, sinh thái hiện nay đó là:
Cá la hán kim cương
Cá la hán kim cương (hay còn được gọi là kim cương phúc lộc thọ) là dòng lai tạo từ con đực Châu Kim Cương với cá cái Rồng Xanh. Đặc điểm nổi bật của cá la hán kim cương là thân hình tròn, mạnh mẽ ấn tượng, hàng chữ chạy dọc từ mang cá đến tận chấm đuôi rõ nét trên nền thân đầy châu màu xanh. Chúng có dòng chữ in trên cơ thể dọc hai bên thân, mình tròn được bảo phủ bởi những hạt châu trắng, đầu cá nhô lên hình tròn phình to hướng về trước. Đôi mắt có màu đỏ, phần mặt hơi vàng.
Do lai cận huyết để lấy đầu mà bỏ qua dị tật nên dòng kim cương ngày nay hầu như thoái hóa: đa phần đuôi xụp, đặc biệt nhiều cá đẹt, lớn không quá 4 ngón tay.
Cá la hán thái đỏ
Với phần đầu phía trước phình ra khá to cùng với màu đỏ tươi là chủ đạo, dòng cá cảnh này khi nuôi trong bể cá sẽ vô cùng nổi bật. Màu chủ đạo là màu đỏ tươi (màu tạo nên vẽ đẹp sặc sỡ của chúng), thân nhỏ gọn, có rất nhiều châu phát sáng đặc biệt là ở phần đuôi, vây ở đuôi lúc nào cũng xòe to làm chúng trở nên uyển chuyển và dịu dàng khi bơi.
Cá la hán king kamfa
Cá King Kamfa là giống ngoại nhập và đắt nhất trong các loại hiện nay được lai tạo ở Thái Lan do một số cá thể đột biến dạng châu sợi, dày và sáng. Đặc điểm chung của các loài cá nhập từ Thái giống như khỉ đỏ và Red Texas chính là khó sinh sản và thời gian trưởng thành lâu.
Cá la hán king lai
Loài cá này thường được lai giữa King Kamfa mái và Kim cương trống. Những dòng “king lai” ở Việt Nam là châu la hán đực lai với KKF cái, sau đó chọn ra những cá thể có nhiều đặc điểm của KKF nhất đem lai tiếp hay lai ngược với cá mẹ. Nhưng tỉ lệ bị dị tật khá cao do trùng huyết vì vậy họ cho lai tạo với cá mái kkf khác bầy.
Chợ Cá Quảng Châu Và Những Điều Thú Vị
Cũng chính vì thế mà cá cảnh trên thị trường Hà Nội chủ yếu đến từ Trung Quốc đó là câu nói mà một người buôn cá ở Yên Phụ, Hà Nội cho hay.Ở làng cá Yên Phụ đã hơn 10 năm nay không còn nuôi cá sinh sản tại chỗ nữa hoặc cũng chỉ còn sót lại vài hộ gia đình bởi vì lượng cá mà du nhập từ Trung Quốc về Việt Nam rất nhiều.Cá từ Trung Quốc cũng như những hàng Trung Quốc khác đều rất rẻ,phong phú và nhìn rất bắt mắt.
Tuy khoảng cách từ Hà Nội tới Quảng Châu lên đến cả 1000 cây số nhưng đường vận chuyển chủ yếu của lũ cá cảnh này chủ yếu qua đường bộ,chủ yếu qua cửa khẩu Móng Cái và cửa khẩu Hữu Nghị.
Chợ cá ở Quảng Châu nằm cách thành phố 20 km về phía tây.Người ta vẫn gọi đó là chợ cá,nhưng thực ra ngoài cá tại chợ này còn bán khá nhiều loại sinh vật cảnh như chó,mèo,chim… Anh Ngọc một thành viên của CLB cá rồng Hà Nội (HAC) cho hay, chợ này thành lập vừa tròn 10 năm, trước kia nằm trong nội thành cho đến năm 1998 thì chuyển ra vùng ven này; các làng cá – nơi cung cấp nguồn hàng nằm cách chợ khoảng 200km.
10h sáng, nhưng chợ mới chỉ có vài cửa hàng mở cửa, chủ yếu là mấy cửa hàng chó mèo cảnh tranh thủ tắm rửa, chải chuốt cho chúng. Mỗi người mỗi việc, người tắm, người sấy, người chải lông, thậm chí có cả người tết nơ cho chó. Có rất nhiều giống chó lạ khiến mấy vị khách Việt Nam tha hồ chụp ảnh nhoay nhoáy.
Kỹ thuật nuôi cá ở chợ cá Quảng Châu
Đến khu vực chợ cá, cũng vẫn tình trạng còn chưa mở cửa hàng. Nhưng sau chừng 1 tiếng, nghĩa là gần trưa thì người ở đâu bỗng ùn về rất nhanh, đông kín cả chợ. Ở chợ, các cửa hàng được bố trí theo kiểu từng gian, san sát nhau, nằm thành từng dãy bàn cờ. Cơ man các loại cá nước ngọt và cá biển màu sắc sặc sỡ, từ những bầy cá chỉ nhỉnh hơn đầu tăm đến những con to bằng cái cánh quạt trần mà tôi không thể nhớ hết tên.
Với hàng chục chiếc bể kính to nhỏ nhiều kích cỡ ở nhiều các gian hàng và người bán cá thì ngồi bán hàng theo kiểu bán ở vỉa hè với rất nhiều bọc cá to nhỏ được bọc sẵn để trước mặt.Việc nuôi rất nhiều cá mà cá vẫn sống và mạnh khỏe,kỹ thuật nuôi cá này phải nói được ví gọn trong một từ “siêu”.Người ta có thể nuôi cả hàng trăm con cá nhỏ trong một chiếc chậu bé bằng gang tay,và cá vẫn bơi lội tung tăng và khỏe mạnh.
Thấy các thành viên của hội cá rồng lại không quá quan tâm đến các gian hàng cá này ở chợ (vốn khá nhiều), tôi hỏi, một người mới giải thích: Cách nay chỉ chừng 2 năm, một con cá rồng TQ có thể bán được ở VN đến 2.000 USD. Thực chất những con cái rồng tại chợ này có nguồn gốc từ Singapore, Malaysia và Indonexia, chỉ là những con phẩm chất thuộc dạng kém. Còn những con cá đẹp đã được lựa chọn xuất đi Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc…
chúng tôi
Bạn đang đọc nội dung bài viết 5 Điều Cực Kỳ Thú Vị Khi Nuôi Cá Rồng trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!