Đề Xuất 6/2023 # ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản # Top 14 Like | Nhahangchacangon.com

Đề Xuất 6/2023 # ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản # Top 14 Like

Cập nhật nội dung chi tiết về ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản mới nhất trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng thông tin trong bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu ngoài mong đợi của bạn, chúng tôi sẽ làm việc thường xuyên để cập nhật nội dung mới nhằm giúp bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất.

Kỹ thuật sinh sản luôn được sự quan nhiều quan tâm của rất nhiều tín đồ nuôi cá cảnh nói chung và cá dĩa nói nói riêng.

Dạo qua một vòng trên các diễn đan chúng ta bắt gặp rất nhiều bài viết về đề tài này vì vậy tôi không có tham vọng viết bài khai sáng mà chỉ mong bổ xung nhằm làm sáng tỏ một số vấn dề xung quanh đề tài này :

Khi bắt tay vào việc đầu tiên là khâu tuyển chọn cá giống . Chọn giống nào ghép với giống nào ra cá gì sẽ là đề tài sẽ được trình bày ở phần khác . Ở đây chỉ đi sâu vào kỹ thuật cơ bản .

Chuẩn bị dụng cụ hồ bể :

– Hồ cho cá sinh sản thường có thể tích 100-120 lít nước nhằm dễ quản lý ,không chiếm nhiều diện tích . Thông thường làm hồ có kích cỡ : 0,5x 0.6 x 0,4 m – 0.5 x 0,7 x 0,4 m – 0,4 x 0,8 x 0,4 m ( Dài X, Rộng, X chiều cao ĐVị = mét ) mặt sau hay đáy hồ nên sơn hoặc dán đề can màu xanh tối hay tranh thủy sinh dể tạo cảm giác không gian yên tĩnh . Hồ nên đặt những chỗ ít người qua lại, ánh sáng tự nhiên vừa phải. Nếu không đủ ánh sáng nên bổ xung thêm trên hồ 1 bóng đèn trái ớt không màu có công suất khoảng 10 W

– Lọc nước nên bố trí lọc vi sinh ( loại tầm trung ) để sử lý nước tốt mà không gây bất tiện như các loai máy lọc ngầm hay lọc nổi .

– Bơm hơi oxy bổ xung qua cột lọc vi sinh nên có van để điều chỉnh lượng hơi cho phù hợp từng giai đoạn chăm sóc .

– Giá thể có thể là ống nước nhựa loại lớn , Viên gạch sành ốp tường hay giá thể bán sẵn đều được .

– Ống xi_phong (hút làm vệ sinh hồ) cần có thêm van vặn, kích thước ống khoảng phi 21 mm .

Chọn cá Cá giống

-Có thể mua những cặp cá đã bắt cặp hoặc đã qua sinh sản .

– Trong trường hợp có đàn cá hậu bị thì chờ chúng tách bầy đứng riêng thành từng đôi gần máy lọc hay thành hồ lựa thế bắt ra hồ sinh sản .

– Khi cá đã muốn phát dục thì cũng có thể chủ động bắt từng cặp trống mái ra riêng. Cách phân biệt trống mái là một việc tương đối khó. Bởi như tôi sau 16 năm trong nghề nếu phân biệt cá đực cá cái thông qua hình dáng quả là vấn đề hết sức khó khăn thậm chí là bất khả thi (Trừ khi nhận biết chúng đã tham gia sinh sản nhiều lần) Vậy ở đây tôi sẽ chia sẻ phương pháp nhận biết bằng màu sắc, phương pháp này thật ra không phổ biến thậm chí còn là bí quyết của những cao thủ trong làng cá dĩa.

Bình thường trên con cá dĩa ta tạm thời phân đinh như sau : tất cả hoa văn nào khi cá đến tuổi trưởng thành mà có màu phấn bạc hay phản quang dưới ánh đèn ta xem là Vân . Ngược lại với Vân tức là những phần còn lại tối hơn không phản quang gọi là Nền .

Ví dụ : điển hình nhất như cá lam đức là cá chỉ còn phần Vân không có nền , cá marlboro là cá có Nền không có Vân .

Ví dụ : Cụ thể hơn với cá bồ câu nền là phần đỏ còn phần trắng là vân , cá xanh bông phần nâu là nền phần xanh là vân.

Khi tới tuổi trưởng thành ta có thể phân biệt trống mái ( với điều kiện cá phải là anh em trong 1 bầy ) như sau : Con mái thường có màu sắc tương phản giữa Nền và Vân rõ ràng hơn con trống , chẳng hạn cá bồ câu mái có xu thế đỏ tươi con ,trống đỏ nhạt . Mặt con cá mái có màu trắng , mặt con trống thường có cùng màu với màu cơ thể , Ở cá bông xanh cá mái màu Nền nâu hay đỏ hay hoa văn đẹp rõ rằng hơn con trống. Cá Marlboro con mái màu đỏ đậm hơn ,mặt trắng .Con trống toàn thân có màu nhạt hơn (đỏ cam) …

Phương pháp cho đẻ cá .

Xử lý nước trong hồ cá đẻ sao cho pH trung bình từ 5,8- 6,2 là tốt nhất ( dụng cụ tess pH của USA dạng nước thử là tốt nhất tránh hiện tượng sai sót quá lớn )

Có thể hạ pH bằng các phương pháp thông thường sau :

Sử dụng Axit Photphoric tinh khiết .

Sử dụng nước giếng có độ pH thấp.

Lọc nước bằng than hoạt tính ( Than mới )

Cho cá ăn tim bò chế biến sẵn , vặn thật nhỏ sục khí ( Tốc độ 20 giọt khí /phút) mỗi ngày vệ sinh đáy hồ chỉ thay chừng 5 lít nước trong thời gian 1 tuần pH sẽ tự đông tuột giảm , sau khi đạt được ngưỡng thấp theo yêu cầu chúng ta trở lại thay nước 1/3 hồ mỗi ngày pH sẽ tự ổn định mà không cần phải tác động thêm . Tóm lại cách này đơn giản và có tính bền vững nhất .và tránh được tác động đôc hại khác có thể có ở 3 phương pháp đầu .

Cá đẻ trứng dính trên giá thể sau 2 ngày thì bắt đầu nở kế tiếp 2 ngày sau cá con rời giá thể bám theo cha mẹ nhằm kiếm thức ăn dạng dịch đặc tiết ra ở những tuyến đặc biệt 2 bên mình con trống mái .

Bình thường cá con đeo bám cha mẹ dến ngày thứ 8-10 thì phải cho cá con ăn dặm bằng Bobo , Artermia hay trùng chỉ làm sạch, khi gặp bầy cá con phàm ăn hay đông quá ăn sạch lớp nhớt dễ gây sự khó chịu hoặc gây tổn thương cho cá cha mẹ có thễ dẫn tới bệnh ngoài da.

Sau 14 ngày tuổi cá con đã biết ăn thức ăn ta tiến hành tách riêng ra hồ khác để nuôi lớn .

Những câu hỏi thường gặp :

Hỏi ;Có phải cá trống đầu gù hơn ?

Trả lời :Nếu con trống tham gia sinh sản nhiều lượng testosterone tăng cao nó có thể làm đầu con trống gù ra hơn con mái .Bình thường khi cá mới trưởng thành hoàn toàn không có dấu hiệu này .

Hỏi : vì sao cá mẹ cứ ăn trứng ?

Trả lời : Kiểm tra lại nước thông thường pH cao trứng không thể thụ tinh được ( biết trứng không thể nở chúng sẽ ăn như một cách dọn dẹp làm sạch môi trường.)

Hỏi : -Sao chúng lại ăn con vừa nở khi còn trên giá thể ?

-Cá con nở sao không chịu đeo bố mẹ ? Trả lời : cả 2 trường hợp trên là do nước quá cũ hay pH thấp nhiều dẫn tới tình trạng nước ô , nhiễm khuẩn, ngưỡng oxy thấp nên cá con mất sức không thể bơi theo cha mẹ , để giữ sạch nước chúng có thể ăn con .

10.806758

106.622443

Cách Nuôi Cá Cờ Sinh Sản

Cá cờ là tên của một loại cá khá là thân quen với người dân Việt Nam, đặc biệt là những ai có niềm đam mê với cá cảnh. Ngoài cái tên cá cờ, loài cá này còn có một số tên gọi khác như: Cá thiên đường, thia đá, săn sắt, cá lia thia,…. dựa vào đặc điểm phân loại, chúng còn được đặt cho những cái tên như: Cá cờ đen, cá cờ đỏ, hoặc cá cờ đuôi quạt. Theo danh pháp khoa học, cá cờ thuộc chi Macropodus, một chi của họ cá tai tượng Đông Nam Á.

Giá trị nuôi cá cờ

Thực tế, cá cờ không có giá trị trong ngư nghiệp và chăn nuôi. Người nuôi cá cờ chỉ vì mục đích giải trí, nuôi để làm cảnh là chính, chứ không nhằm mục đích bán cá cờ cảnh, ngoài ra họ có thể thi đấu với nhau trong các trận chọi cá lành mạnh.

Chuẩn bị bể nuôi cá cờ

Để có thể nuôi được cá cờ tốt nhất, việc đầu tiên chính là chọn cho cá một nơi ở tốt. Tùy theo điều kiện và số lượng mà nhiều người sẽ chọn lọ, keo hoặc hồ để nuôi cá. Tuy nhiên, phải đảm bảo một số yêu cầu sau:

– Lọ, keo, hồ mới phải sạch sẽ, nên dùng thủy tinh trong để có thể quan sát tốt nhất bên trong và cũng là để trang trí đẹp hơn cho không gian.

– Nuôi cá cờ trong hồ cá không nhất thiết phải trang bị máy oxy vì cá cờ không cần nhiều oxy như một số loại cá cảnh lớn khác. Nhưng, nguồn nước và môi trường trong nước vẫn phải đảm bảo sạch, ít chất gây hại cho cá.

– Cá cờ có đặc tính ưa nhảy, một phần là vì bản năng thích bắt và ăn côn trùng bay gần mặt nước. Vì vậy, nuôi cá cờ phải trang bị thêm một tấm che miệng lọ, hồ và chỉ chừa một góc để oxy có thể vào trong hồ để tránh cá nhảy ra ngoài và cũng là tránh để bị các loài bò sát lớn khác vào ăn cá.

– Thả rong hoặc rêu hay bèo xanh là một cách hữu hiệu để làm dịu tính nhảy của cá và tăng thêm vẻ đẹp của hồ.

Đó là những điều cơ bản để tạo dựng môi trường sinh sống cho cá cờ.

Cách ép đôi cá cờ

Đối với người nuôi cá cờ, việc ép đôi cá cho sinh sản cũng là một điều quan trọng và tất yếu. Điều đầu tiên các bạn cần biết đó chính là khả năng phân biệt cá trống và cá mái.

Để phân biệt trống và mái đối với cá cờ là một điều không phải chắc chắn hoàn toàn, bạn có thể dựa vào ba đặc điểm tương đối sau để phân biệt:

1. Cá cờ mái có bụng to hơn, đặc biệt là trong thời gian mang trứng.

2. Cá cờ mái có kích thước nhỏ hơn cá cờ trống.

3. Cá cờ mái đa số có bộ vây ngắn hơn những con trống.

Khi đã chọn được cặp cá phù hợp, người nuôi cá cờ có thể ép đẻ bằng cách cho cặp cá vào trong một hồ cá riêng biệt với nước được thay mới. Đảm bảo thêm là trong hồ có sẵn các vật thể khác như: Rong, rêu, lũa,… việc này là để giúp cá mái lẫn trốn trong trường hơp con trống quá hăng. Trong nhiều trường hợp, việc con mái bị cắn chết cũng không phải là chuyện hiếm. Cho nên, nếu có ý định ép đẻ, bạn nên chọn thời gian thích hợp, khi bạn có thể quan sát được cặp cá của mình, thứ bảy và chủ nhật là ví dụ điển hình.

Tuy nhiên, nếu trong hai ngày, cá mái vẫn không có dấu hiệu đẻ mà trốn tránh nhiều, bạn nên để chúng lại trong môi trường cũ vì đó là dấu hiệu của cá mái chưa sẵn sàng.

Thức ăn dành cho cá cờ

Đối với cá cờ, thức ăn có sẵn cho chúng được bày bán rất nhiều trong các cửa hàng cá cảnh và cũng có nhiều loại khác nhau. Để đảm bảo tốt nhất cho sức khỏe của cá, bạn nên chọn những nơi với chất lượng uy tín để mua thức ăn cho cá.

Việc cho cá ăn cũng là một điều phải lưu ý. Không nên cho cá ăn quá nhiều, sẽ khiến cá bị sình bụng và chết. Đối với những thức ăn như trùng chỉ hay trùng huyết cũng nên cẩn thận, nếu cá không quen ăn thì có thể cũng sẽ gây nên trạng thái sình bụng.

Hướng Dẫn Cách Nuôi Cá Rồng Sinh Sản

Tìm hiểu cách nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật

Đặc điểm sinh sản của cá rồng đặc biệt ở chỗ con cái đẻ trứng và con đực ấp trứng, nuôi con. Điều này có ý nghĩa quan trọng trong việc đảm bảo việc nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật cần chú ý đến nhiều yếu tố quan trọng khác nhau, đặc biệt là hồ nuôi cá rồng sinh sản.

Nước nuôi cá rồng sinh sản

Trong những thông tin hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản thì yếu tố quan trọng bậc nhất đó chính là đảm bảo nước nuôi tốt nhất. Theo đó độ sạch nước nuôi cá rồng sinh sản phải được đảm bảo tuyệt đối. Thông thường nước nuôi cá rồng sinh sản phải đảm bảo từ 24 đến 27 độ C. Ở mức nhiệt độ này thích hợp cho cá mẹ mang thai điều tiết cơ thể tốt hơn trong quá trình nuôi dưỡng trứng. Đặc biệt có ý nghĩa quan trọng để cá đực ấp trứng trong khoang miệng.

Ngoài ra, nước nuôi cá rồng sinh sản phải đảm bảo được độ PH tiêu chuẩn dao động từ 6.0 đến 7.2. Trong điều kiện môi trường nước này hạn chế tối đa quá trình nhiễm khuẩn gây ảnh hưởng đến trứng hoặc con non trong quá trình sinh sản của cá rồng. Việc đảm bảo độ sâu mực nước đối với cách nuôi cá rồng để trứng đúng chuẩn phải đảm bảo ở khoảng từ 60 đến 80 cm.

Thiết bị cần thiết trong hồ nuôi cá rồng sinh sản

Việc tiến hành đúng theo hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản đảm bảo kỹ thuật còn cần phải trang bị đầy đủ các thiết bị cần thiết trong hồ nuôi. Theo đó, trong giai đoạn cá mang trứng hay ấp trứng cần phải có máy sưởi làm tăng nhiệt độ trong bể nuôi để trứng nở đều và cho cá rồng con khỏe mạnh.

Thêm vào đó hệ thống máy sục khí nhằm cung cấp đủ dưỡng khí cho cá rồng hoạt động trong quá trình sinh sản cũng đặc biệt quan trọng cần phải trang bị. Tuy nhiên để không làm ảnh hưởng đến quá trình ấp trứng của cá đực thì nên ngăn bể nuôi thành hai ngăn bằng tấm kính mỏng, cá cái một ngăn, cá đực một ngăn để tránh tình trạng cá mẹ có thể làm hỏng hoặc ăn trực tiếp con non. Đây là lưu ý quan trọng khi tiến hành cách nuôi cá rồng sinh sản đúng chuẩn.

Mốc thời gian quan trọng khi nuôi cá rồng sinh sản

Trong cách nuôi cá rồng đẻ trứng đúng kỹ thuật cũng cần phải chú ý đến các mốc thời gian quan trọng. Cụ thể về thời gian giao phối và đẻ trứng theo quy luật sinh học thường vào tháng 7 hoặc tháng 12. Khi trứng được thụ tinh khoảng 2 tháng sẽ nở con non là mốc thời gian quan trọng tiếp theo.

Tiếp đó thì sau 30 ngày được nuôi bởi cá bố thì cần phải tiến hành tác đàn cá rồng con ra riêng để tiếp tục nuôi dưỡng theo chế độ riêng để cá rồng con phát triển khỏe mạnh, ổn định. Đây cũng là mốc thời gian quan trọng trong quá trình nuôi cá rồng sinh sản.

Đơn vị lắp đặt hồ nuôi cá rồng sinh sản đúng chuẩn nhất hiện nay

Trong hướng dẫn nuôi cá rồng sinh sản thì việc đảm bảo hồ nuôi đúng chuẩn vẫn là yếu tố quan trọng hàng đầu. Để chuẩn bị tốt hồ nuôi cá rồng sinh sản, người nuôi phải đảm bảo lựa chọn được những đơn vị thi công, lắp đặt uy tín. Một trong số đó phải kể đến Hồ Cá Nghệ Thuật Hoàng Hải.

Cần thêm tư vấn chi tiết về cách nuôi cá rồng sinh sản đúng kỹ thuật hoặc chuẩn bị hồ nuôi cho cá rồng đẻ trứng và sinh sản khách hàng có thể trực tiếp liên hệ đến với Hồ Cá Nghệ Thuật để nhận được những thông tin hữu ích, chi tiết và nhanh chóng nhất.

Cách Nuôi Cá Hải Tượng Nhanh Lớn, Sinh Sản Tốt

Tìm hiểu về giống cá hải tượng

Cá hải tượng có tên khoa học là Arapaima gigas là giống cá có kích thước lớn, khổng lồ. Môi trường sống chủ yếu là nước ngọt, đây là giống cá cảnh được nhiều đại gia Việt ưa chuộng trong những năm gần đây. Giống cá này vốn thuộc bộ cá thát lát, sinh sống ở chủ yếu ở khụ vực sông Amazon của vùng nhiệt đới Nam Mỹ.

Với những con cá hải tượng sống trong môi trường tự nhiên ao, sông, hồ thì kích thước khá khổng lồ. Cá có chiều dài từ 2 – 3m, cân nặng từ 100 – 200kg. Tuy nhiên với giống cá nuôi cảnh thì có kích thước nhỏ hơn, chiều dài tối đa 1,5m và cân nặng tầm dưới 50kg.

Đặc điểm nhận biết của giống cá hải tượng có nhiều nét tương đồng với cá rồng cảnh. Cá hải tượng có phần đầu bẹt và môi trề trông khá rộng, kết hợp với đôi mắt nhỏ, gần như híp lại. Chiều dài của thân khá dài so với kích thước phần đầu, riêng phần đuôi khá ngắn và xòe ở 2 vây.

Phần vẩy của cá hải tượng khá lớn, rất cứng. Toàn bộ thân hình của cá hải tượng được bao bọc bởi lớp vẩy cứng này, bởi thế giống cá này khá an toàn khi gặp vật sắc nhọn.

Màu sắc của cá hải tượng khá bắt mắt, có nhiều nét giống với cá rồng cảnh. Thông thường màu sắc điển hình nhất của cá hải tượng là màu đen ánh xanh ngọc, riêng phần đuôi có thêm những chấm đỏ.

Nhìn về tổng thể thì màu sắc trên thân hình cá hải tượng khá bắt mắt người nhìn. Việc nuôi cá hải tượng không chỉ về đam mê, sở thích mà nó còn đem lại vận khí may mắn trong phong thủy. Giúp người nuôi cảm thấy thư thái, thoải mái và gặp nhiều may mắn trong cuộc sống.

Đặc tính sinh sản của cá hải tượng

Đặc tính của cá hải tượng là khá hiền, có thể chung sống với các giống cá khác. Mặc dù kích thước của chúng rất lớn nhưng không hề gây hại đến các cá thể khác. Đặc điểm sinh sản của cá hải tượng có nhiều điểm giống với cá rồng cảnh.

Cá hải tượng sinh sản bằng cách đẻ trứng khi đến tuổi trưởng thành (khoảng 5 tuổi). Đây cũng là chu kỳ sinh sản đầu tiên của giống cá này. Thường giống cá này bắt đầu sinh sản từ cuối tháng 12 năm trước cho đến tháng 5 của năm sau.

Tức là cuối tháng 12, những cá thể cá hải tượng cái sẽ bắt đầu đẻ trứng. Song đó những con cá hải tượng đực sẽ bơi ngay phía sau và tưới tinh dịch lên trứng. Khi trứng và tinh dịch gặp nhau và thụ tinh sẽ được cá hải tượng đực ngậm trong khoang miệng trong 4 tháng (từ tháng 1 – tháng 4). Khoảng tháng 5 đến tháng 8, cá hải tượng con sẽ nở và chui ra từ miệng của cá hải tượng đực. Lúc này cá hải tượng con sẽ được cá hải tượng bố và cá hải tượng mẹ chăm sóc.

Cách nuôi cá hải tượng đúng kỹ thuật

1. Chọn giống cá nuôi

Việc chọn giống cá nuôi rất quan trọng. Không cần chọn giống cá quá to, quan trọng là người nuôi cần chọn cá hải tượng có sức khỏe tốt, phản ứng nhanh trong nước.

Về hình thể bên ngoài cần cân đối, tránh dị vật. Dáng bơi nhất thiết phải cân đối. Nếu bạn chọn cá kích thước nhỏ thì cần nhiều thời gian hơn, chăm sóc khó khăn hơn so với giống cá lớn.

2. Môi trường nước và hồ nuôi

Để cá phát triển tốt nhất có thể, người nuôi hãy thiết kế hồ nuôi rộng lớn so với kích thước của giống cá hải tượng. Bởi tốc độ sinh trưởng của loài cá này rất nhanh. Người nuôi có thể thiết kế hồ nuôi âm dưới mặt đất hay hồ bơi kính trên mặt đất. Song đó bạn chuẩn bị máy lọc nước và bộ sục khí oxy.

Môi trường nước để cá hải tượng sinh trưởng tốt cũng rất quan trọng, người nuôi cần đảm bảo nhiệt độ trung bình từ 24 độ C – 30 độ C. Riêng độ pH = 6 – 7, độ dH = 9 – 10.

Lưu ý: Để đảm bảo cá sinh trưởng tốt, người nuôi cần thay nước 2 lần/ tuần. Điều này nhằm đảm bảo môi trường nước luôn sạch và kháng bệnh cho cá.

Tuy nhiên khi thay nước, bạn không nên thay hết nước trong bể nuôi. Thay vào đó chỉ thay nước khoảng 2/3 hồ, giữ lại 1/3 lượng nước và bổ sung lượng nước vừa đủ vào hồ. Việc này tránh tình trạng sốc cá trong môi trường mới, không may cá sẽ chết hoặc chậm phát triển.

3. Thức ăn cho cá hải tượng

Cá hải tượng vốn là loài cá ăn tạp, thức ăn chủ yếu của giống cá này là các động vật nhỏ như tôm, tép,cua hoặc thịt động vật được sơ chế cắt từng miếng nhỏ.

Lượng thức ăn trung bình của loài cá này tầm 5% so với trọng lượng cơ thể là được, tránh cho ăn quá nhiều ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa của cá. Riêng những thức ăn pha trộn sẵn trên thị trường thì cần chọn loại có độ đạm 40% là được.

Vốn là loài cá ham ăn, thức ăn đa dạng. Đảm bảo sự sinh trưởng của cá hải tượng, người nuôi cần cho ăn tối thiểu 2 lần/ ngày vào buổi sáng và buổi tối.

Bạn đang đọc nội dung bài viết ?Cách Nuôi Cá Đĩa Sinh Sản trên website Nhahangchacangon.com. Hy vọng một phần nào đó những thông tin mà chúng tôi đã cung cấp là rất hữu ích với bạn. Nếu nội dung bài viết hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!